Giỏ hãng rỗng
10:18:21 29/09/2020 Lượt xem 207 Cỡ chữ
Tư thế ngồi là yếu tố tác động trực tiếp đến yếu tố ngoại hình, lồng ngực, bả vai, vùng cổ gáy và xương cột sống. Vì vậy, ngoài việc dạy cho trẻ rèn cách viết chữ, làm bài tập, việc rèn tư thế ngồi học đúng để đảm bảo sức khỏe rất quan trọng. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ ngồi sai tư thế và làm thế nào để điều chỉnh tư thế ngồi của trẻ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Một số tư thế ngồi sai thường gặp ở học sinh là cúi gằm và gần như chạm mặt bàn. Có trẻ ngồi vẹo hẳn sang một bên hay ngửa người ra sau rồi rướn tay về phía trước để viết,…
Tư thế ngồi cúi gằm, rướn người để viết gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
Nguyên nhân khiến các em sử dụng tư thế ngồi viết như thế này hầu hết là do ngồi thẳng lưng lâu sẽ gây mệt mỏi, trẻ muốn vận động di chuyển cơ thể, tầm nhìn để thả lỏng, nhưng lâu dần lại hình thành thói quen và cảm giác nếu không ngồi như vậy thì sẽ không chịu được.
Ngoài ra, cũng có thể là do ghế và bàn có độ cao không phù hợp. Nếu khoảng cách giữa ghế và bàn quá ngắn, trẻ sẽ còng lưng xuống để có thể nhìn thấy chữ. Ngược lại nếu bàn quá cao sẽ khiến mắt trẻ dán sát vào vở gây cận thị. Thêm nữa, nếu nguồn sáng không được đặt ở vị trí thích hợp, trẻ sẽ cố gắng xoay người ra hướng đón sáng, từ đó vô tình làm tư thế ngồi bị lệch sang một bên.
Nếu không duy trì tư thế ngồi học đúng cách trong thời gian dài, lồng ngực trẻ bị thu hẹp lại, xương bả vai bị biến dạng và bắt đầu nhô lên, trẻ bị gù lưng và phình bụng.
Hình thành tư thế ngồi viết đúng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Những yếu tố trên về lâu dài sẽ gây cong vẹo cột sống, gù lưng, lệch góc xương bả vai,… Từ đó, chèn ép lên tim, phổi khiến các bộ phận suy giảm chức năng hoạt động, hơi thở không dài, tính cơ động của lồng ngực giảm, dung tích sống của phổi bị cắt ngắn… Bên cạnh đó, tư thế ngồi học sai cũng tăng nguy cơ cận thị cho trẻ.
Về mặt học tập, khi ngồi sai tư thế sẽ khiến trẻ khó có thể điều chỉnh cỡ chữ, viết đúng các nét thanh – đậm cũng như khó viết được các chữ tiêu chuẩn nối liền theo quy định.
Để trẻ ngồi học đúng tư thế, bố mẹ có thể tham khảo khoảng cách tiêu chuẩn chiều cao bàn và mặt ghế đối với học sinh tiểu học như sau: không thấp hơn 22cm và không cao quá 27cm.
Bố mẹ nên đầu tư một bộ bàn ghế hiện đại, để hỗ trợ rèn luyện tư thế ngồi cho trẻ
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Trong đó, ngón cái và ngón trỏ đặt ở phần thân trên bút, ngón giữa đỡ lấy phần dưới bút. Đảm bảo khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và đầu ngòi bút trong khoảng khoảng 2,5cm. Lấy mép bàn tay làm điểm tựa cho cánh tay phải khi viết, dạy trẻ điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và ngón tay.
Trẻ ngồi theo hướng nào thì ngòi bút xuôi theo hướng đó. Góc bút đặt nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy. Không cầm bút dựng đứng 90 độ hay để ngửa, úp, nghiêng bàn tay quá mức.
Để bút nghiêng 45 độ giúp hình thành cách ngồi học đúng tư thế
Để đảm bảo trẻ có tư thế ngồi học đúng thì vở phải được đặt nghiêng, sao cho mép dưới nghiêng một góc 15 độ so với mép bàn.
Hướng dẫn trẻ đưa bút theo thứ tự đọc: từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Khi đưa sang ngang phải thả lỏng tay, nhẹ nhàng lướt qua các nét, không dùng lực ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Bài viết này sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho những bậc phụ huynh vẫn không để tâm con mình có tư thế ngồi như thế nào. Những phương pháp huấn luyện tư thế ngồi học đúng không những sẽ giúp trẻ tránh được các căn bệnh nguy hiểm mà còn hỗ trợ tốt cho các em trong công việc học tập.
Hy vọng các vị phụ huynh sẽ lưu tâm các thông tin được cung cấp trong bài viết, và giúp con mình hình thành thói quen có tư thế ngồi học đúng cách.
Bài viết liên quan: